Chuyện người Nhật tìm hiểu thị trường bóng đá Việt Nam được ví von như câu chuyện một công ty sản xuất giày cử hai nhân viên sang châu Phi nghiên cứu thị trường. Người thứ nhất về báo cáo rằng không thể bán giày ở châu Phi vì chẳng ai chịu mang giay nam; người thứ hai lại báo cáo nếu bán giày ở đây sẽ rất tiềm năng vì chưa ai mang giày cả…
Mới đây, nhiều thành viên từ Nhật đến gắn “mác” phóng viên sang tìm hiểu V-League đã có mặt trên sân Vinh làm phóng sự “Vì sao Công Vinh từ chối gia hạn hợp đồng với Sapporo Consodole”.
Cùng lúc tại sân Long An cũng có một phóng viên Nhật tìm hiểu về V-League với người hâm mộ ĐBSCL.
Các chuyên gia Nhật tìm hiểu bóng đá Việt Nam. Ảnh: PV |
Rõ ràng thị trường bóng đá Việt Nam có một sức hấp dẫn kỳ lạ với người Nhật. Với người Nhật, môi trường bóng đá Việt Nam đầy tiềm năng chưa được biết đến và người Nhật đang muốn sẽ là người khai thác mảnh đất màu mỡ này.
J-League vừa qua phủ sóng vài trận ở Việt Nam; các phóng viên Nhật sang Việt Nam tìm hiểu; công ty bóng đá Nhật tiếp cận với Việt Nam để làm công tác đào tạo trẻ, xây dựng nền móng cho bóng đá… Thậm chí là người Nhật còn tìm cách tiếp thị phương pháp giáo dục bóng đá trong trường học từ lớp mẫu giáo.
Những người Nhật nghiên cứu bóng đá Việt Nam đều có nhận xét người hâm mộ Việt Nam rất mê bóng đá nhưng sản phẩm của các CLB làm ra lại đang phản bội người hâm mộ khiến người hâm mộ quay lưng.
Một chuyên gia Nhật còn cho rằng ngày J-League ra đời còn èo uột hơn ngày V-League ra đời. Thế nhưng J-League không ngừng lớn mạnh, còn V-League thì ngày càng đi xuống và mất phương hướng.
Vấn đề cốt lõi nhất là các CLB không có những chiến lược lâu dài và đúng đắn. Bên cạnh đó, cơ quan cao nhất là LĐBĐ Quốc gia chẳng có một sự định hướng, hướng dẫn nào khiến các CLB làm theo kiểu tự phát và trả giá. Nó khác xa với LĐBĐ Nhật những năm đầu giải chuyên nghiệp ra đời thì chính LĐBĐ Nhật đã có một vai trò rất lớn trong việc định hướng các CLB thành viên phát triển, cùng chính sách buộc các CLB phải tuân thủ để phát triển chung đúng lộ trình, đúng hướng.
Câu chuyện “sang châu Phi tiếp thị giày” đang được người Nhật viết tiếp khi thâm nhập thị trường Việt Nam kể cả khi “không có ai thích thú chuyện đi giày”.