Được xuất hiện vào những năm 3500 trước Công Nguyên, giày cao gót được xem là một công cụ hữu ích cho người sử dụng đi qua những khu vực ẩm ước với kiểu dáng thô sơ, cồng kềnh, và chưa được xem trọng.
Cho đến thế kỷ 16, khi đôi giày cao gót đúng cách đầu tiên được phát minh và được mang trong lễ cưới của công tước Henry II, sau này là Vua Henry II và một vị tiểu thư người Italia là Catherine de Medici. Nữ hoàng mặc cảm với chiều cao “khiêm tốn của mình, cô đã mang một chiếc giày cao 4.5cm, thu hút mọi ánh nhìn của những người tham gia buổi lễ. Đôi giày cao gót găn liền với tên tuổi nữ hoàng Cartherine, tôn vinh vẻ uyển chuyển, thước tha và đầy sức quyến rũ của cô.
Ở đây, tôi xin kể bạn nghe câu chuyện bi ai về cuộc đời công nương Cathrine, sau này là hoàng hậu và hoàng thái hậu nước pháp. Mặc dù được sinh ra trong gia đình quý tôc, cha là Công tước của Italia, mẹ là Công tước của Pháp, nhưng Catherin chưa ngày nào được hưởng cuộc sống giàu sang và trọn vẹn hạnh phúc.
Thơ âu với vô vàn những đau khổ, sợ hãi và cô đơn. Tám tuổi, Catherin bị bắt làm con tin. Mười tuổi bị mang ra xử tử, sau đó bị đày trên lưng lừa khắp đường phố trước sự giận dữ, phẫn nộ của công chúng. Mười bốn tuổi, Catherin được gả sang Pháp, cuộc hôn nhân mang đạm màu sắc chính trị,. Trong suốt khoảng thời gian sống cùng với Vua Henri II, cô bị hất hủi, cô đơn trong căn phòng văng lặng. Thay vào đó, Vua Henri II đem lòng yêu Diane de Poitier_người phụ nữ hơn ngài 20 tuổi. Vua Henro II dành mọi đặc quyền và ưu ái cho cô, thậm chí, Daine còn đứng sau mọi quyết định của ngài trong suốt gần 30 năm trị vì. Điều đó khiến Cathetin không khỏi ghen tuông, và cuối cùng cũng chỉ mang lại đau thương cho chính bà không thể chinh phục được Vua Henri II.
Kể từ đó, đôi giày cao gót trở thành biểu tượng, những đặc quyền thời trang dành cho giới quý tộc khi họ sử dụng vào nghi lễ truyền thống của họ. Ngay lập tức, những thợ đóng giày Châu Âu đã bắt tay vào thiết kế và thỏa sức phóng tác lên những đôi giày. Chúng đước đóng cao hơn, trang trí thêm họa tiết, hoa văn đầy màu sắc. Sau cuộc cách mạng nước Pháp, giày cao gót bị mất đi ưu thế và cấm sử dụng. Thế kỷ XVIII, giày cao gót vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cải, họ cho rằng nó là biểu tượng của sự mê hoặc, ma quái.
Cho đến 1950, giày cao gót mới thật sự trỏ lại cùng với những người thợ làm giày nổi tiếng, được coi là các nhà phát minh của giày hiện đại. Đó là Vivier Roger, người Pháp và Salvatore Ferragamo, người Ý. Cũng chính vào thời điểm này, cả hai đồng phát minh ra stiletto, những đôi giày gót nhọn, cao ít nhất 9cm và đường kính gót là 5mm. Cho đến hiện nay, không người phụ nữ nào thiếu một đôi giày cao gót trong tủ của họ. Các cuộc cách mạng luôn nổ ra để tạo ra những đôi giày cao gót đẹp hơn, hoàn hảo hơn, dễ đi hơn với phụ nữ.
>> Xem thêm: giay chien binh, giay sandal.